Chuột Đồng Miệt Vườn

Cung cấp số lượng lớn Chuột đồng Miền Tây

Category Archives: Các Món Ăn

Chuột dừa quay chảo

Chuột dừa quay chảo

Chuột dừa quay chảo

Món nhậu này mà hỏi dân xứ dừa (Bến Tre) thì ai cũng biết. Ở Bến Tre, mấy tháng cuối năm là mùa sinh sôi của chuột dừa nên chuột nhiều vô kể. Nhờ ăn cơm dừa nên thịt chuột rất ngon. Người ta bắt chuột để tránh phá hoại mùa màng và  tận dụng thịt làm món nhâm nhi “hết sẩy”.

Với người dân quê, không có tủ lạnh để bảo quản thì phần lớn đổ ra sàn hoặc xỏ dây phơi khô, ra mùng 4, mùng 5 mang nướng làm món nhậu cho các ông, món ăn chơi cho các bà và trẻ nhỏ, đỡ ngán vô cùng. Còn với người thành thị thì có thể làm món quay chảo từ ngày 29 hoặc 30 tết rồi đông lạnh, khi có khách chỉ cần mang ra hâm trong lò vi sóng vài phút là có ngay món nhậu thượng hạng.

Cách chế biến rất đơn giản, chỉ hơi tốn thời gian một chút. Đầu tiên, chuột dừa làm xong rửa sạch với rượu, chanh hoặc dấm chua cho hết tanh, sau đó ướp đầy đủ các loại gia vị như ớt, tỏi, ngũ vị hương, nước mắm, đường, bột ngọt. 15 phút sau gia vị thấm, bắc lên chảo xào sơ, rồi đổ nước dừa vào, cho lửa liu riu và lật qua lật lại đến lúc vàng ươm là được.

Chuột Campuchia ‘vượt biên’ về miền Tây làm đặc sản

Mỗi ngày một thương lái ở cửa khẩu Khánh Bình, An Phú, An Giang, có thể mua hàng chục tấn chuột từ Campuchia về sơ chế, đóng thùng ướp đá rồi phân phối về các tỉnh Nam bộ để làm món ăn. Ngành chức năng lo nguy cơ lây lan dịch bệnh từ loài chuột ngoại này.

Sau Tết, tại cửa khẩu Khánh Bình, An Phú, An Giang, giáp với xã Chray Thom, huyện Co Thum, tỉnh Kandal, Campuchia, tấp nập người mua bán chuột sống lẫn chuột đã làm thịt sẵn. Có những vựa chứa cả trăm tấn chuột từ Campuchia đưa về mỗi ngày. Số chuột này hoặc được thương lái chở bằng xe máy đi bỏ mối; hoặc được làm thịt, lột da, mổ bụng, ướp đá và đưa đi tiêu thụ khắp nơi ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây là món ăn đặc sản của vùng sông nước miền Tây.

Từ Campuchia sau khi chọn chuột xong, thương lái thuê xe chở ra bến, qua sông Bình Di để về Việt Nam, còn họ thì đi thẳng xuống bến đò Bình Di về ngồi đợi xuồng cập bến. Xuồng chở chuột cập bờ phía An Phú, những lồng chuột này được chuyển về hàng chục điểm tập kết ở thị trấn Long Bình, hòa nhập với đàn chuột bên Việt Nam đã có mặt từ trước. Và lúc này, chẳng ai còn phân biệt được đâu là chuột nội, đâu là chuột ngoại nữa.

Từ đây, những chú chuột bắt đầu một hành trình mới, hoặc nằm yên trong lồng rồi theo chân lái vi vu đến các tỉnh Long An, Tiền Giang, TP HCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Phước, Cần Thơ; hoặc nằm trong thùng xốp ướp lạnh, chuyển đi các nhà hàng, quán nhậu ở khắp nơi. Hiện tại chuột sống loại I là loài chuột cống nhum, giá 60.000 đồng một kg, loại II là chuột đồng (5- 6 con một kg), giá 40.000 đồng. Loại nhỏ nhất (trên dưới 10 con mỗi ký có giá bán 20.000-25.000 đồng.

Thương lái chuẩn bị chở chuột sống từ biên giới Campuchia về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để bán làm món ăn. Ảnh: Gia Bảo
Thương lái chuẩn bị chở chuột sống từ biên giới Campuchia về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để bán làm món ăn. Ảnh: Gia Bảo
Đuổi chuột từ trong hang ra để bắt, với sự hỗ trợ của chú chó nhà.

Đuổi chuột từ trong hang ra để bắt, với sự hỗ trợ của chú chó nhà.

Về đến biên giới An Giang, một số thương lái nhận chuột chở bằng xe máy đi phân phối khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Về đến biên giới An Giang, một số thương lái nhận chuột chở bằng xe máy đi phân phối khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Khâu làm thịt chuột cũng được tổ chức thành dây chuyền.

Khâu làm thịt chuột cũng được tổ chức thành dây chuyền.

Ngoài các thương lái có điều kiện đi lại biên giới để thu mua chuột tận gốc, thì tại các địa phương giáp biên như An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên của An Giang, có cả trăm cơ sở chuyên thu gom chuột đồng từ Campuchia. Ông Trương Văn Hùng, một trong những đầu mối thu gom chuột lớn nhất nhì ở huyện Châu Phú – An Giang, cho hay: “Có ngày doanh thu mua bán chuột hơn 50 triệu đồng, với hàng chục tấn chuột sống rồi đem đi sơ chế sẵn phân loại kích cỡ cho vào thùng xốp có ướp nước đá đem đi bỏ mối”.

Ông chủ này nói rằng nghề kinh doanh chuột của ông giải quyết việc làm cho trên 30 lao động tại địa phương, có thu nhập ổn định. Ngoài ra còn khuyến khích bà con ở đây đi bắt chuột bảo vệ mùa màng ở vụ lúa Đông Xuân để bán, lại tăng thu nhập gia đình.

Ông Trần Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang, cho biết: “Thời gian gần đây chuột Campuchia về nhiều quá khiến chúng tôi rất lo. Chuột là loài sinh sản nhanh, nếu không may một lồng chuột vài trăm con sổ lồng thì tai hại vô cùng”.

Theo ông Huỳnh Thanh Phong, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện An Phú, chuột không nằm trong danh mục kiểm dịch, không cấm nhập, nhưng nguy cơ tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh. Chuột sinh sản nhanh, tàn phá mùa màng nên mặc dù không có quy định cấm, ngành chức năng của huyện cũng ra quyết định cấm nhập chuột.

Nguồn: Vnexpress

Khoái khẩu món nhậu chuột đồng

Cứ tới mùa lúa, vụ khoai là mùa lũ chuột sinh sôi nảy nở, con nào con nấy mập mạp, tròn trĩnh. Đây cũng là lúc người dân đổ xô đi săn chuột, vừa để bảo vệ hoa màu, đồng thời chế biến chúng thành những món nhậu đặc sản của miệt vườn.

Chuột đồng xưa nay nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, nhưng ngay ở miền Bắc, những vùng quanh ngoại thành Hà Nội cũng “du nhập” món đặc sản này. Chuột cũng có nhiều chủng loại như: chuột đồng có chuột cơm và chuột cống nhum. Chuột cơm thì nhỏ con, một cân có khoảng bốn đến năm con, lông màu vàng, giống màu lúa chín. Chuột cống nhum to con hơn, lông có màu đen, trọng lượng nặng gấp ba đến bốn lần so với chuột cơm. Dù là loại chuột gì chúng cũng mang trong mình rất nhiều chất đạm và ngon nên có thể chế biến thành các món nhậu khác nhau.

Thịt chuột rất dễ chế biến có thể luộc chấm với muối ớt, lá chanh, hoặc ướp với gia vị rồi đem rán, hay thịt chuột xào củ kiệu, xào lăn, kho rau răm….thịt chuột nấu giả cầy vừa mềm, vừa thơm nhưng ngon nhất là thịt chuột tẩm ướp nướng, vừa giòn vừa thơm. Dân nhậu xếp món món này vào loại đặc sản.

Chuột đồng chứa rất nhiều chất đạm và ngon nên có thể chế biến thành các món nhậu khác nhau.
Chuột đồng chứa rất nhiều chất đạm và ngon nên có thể chế biến thành các món nhậu khác nhau.

Nói về cách săn chuột, có thể bẫy chuột theo nhiều cách, dùng rọ, hun khói, hoặc bẫy bằng keo. Mùa khô, chuột thường đào hang để sống nên có thể bắt bằng cách thổi khói hay đổ nước sôi vào cửa hang đồng thời giăng bẫy ở các lối ra để bắt. Còn khi vào mùa nước, hang bị ngập, chuột đồng phải kéo nhau lên các mô đất tránh nước nên việc bắt chuột rất dễ dàng. Bắt được chuột không khó, nhưng để làm thịt thì không hề đơn giản.

Ban đầu người ta sẽ thui, cạo sạch lông, mổ và loại bỏ lòng, đầu, những bộ phận nhỏ. Thường thì chuột nhỏ ăn ngon hơn bởi chuột loại to thường sinh sống ở những gò mương cao, béo tốt nhưng ăn dai và thịt không thơm ngon như chuột đồng sống ở bờ ruộng thấp. Người làm phải thật khéo tay nếu không thịt sẽ khai và hôi mùi chuột.

Chế biến thịt chuột có rất nhiều món, nhưng nhậu thì khoái nhất là món chuột đồng nướng, vì vừa giữ nguyên được hương thơm đặc trưng và vị ngọt đậm đà, quyến rũ. Để thịt chuột đồng thêm thơm ngon người ta ướp thịt chuột với ngũ vị hương hay sả ớt, rắc thêm một chút hạt tiêu, hành tỏi băm nhuyễn, ít muối, đường, bột ngọt và xì dầu rồi để cho hương vị ngấm vào thịt.

Sau đó xiên chuột vào que tre, quết thêm lớp mật ong cho vàng ươm rồi nướng trên bếp than. Dưới sức nóng của than củi, thớ thịt chuột săn lại, chốc chốc mỡ chuột lại lộp độp chảy từng giọt, kêu xèo xèo trên vỉ nướng trông cực kỳ hấp dẫn. Khi nướng phải lưu ý trở luôn tay để những thớ thịt chín đều và nổi màu bắt mắt. Chỉ một lát sau, những chú chuột đồng vàng ruộm, bóng nhẫy, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt. Mới nhìn thôi cũng đủ thòm thèm.

Món chuột đồng nướng thường được dùng kèm với rau sống, chuối chát, chấm muối tiêu chanh hay nước mắm ớt có dầm xoài xanh đủ vị mặn, ngọt, chua, cay. Thưởng thức miếng thịt chuột nướng vàng ươm, thêm ít rau sống, chấm chút mắm ớt đưa lên miệng cắn từng miếng, vị ngon ngọt của thịt chuột, chua chua của xoài ngâm rau sống, chan chát của chuối, cay cay của sả ớt tạo nên một dư vị trong miệng rất đặc biệt.

Với vị ngon đặc biệt và bổ dưỡng này, món thịt chuột đã trở thành đặc sản trong các nhà hàng ẩm thực và là  món  khoái khẩu trong thực đơn các món nhậu.

Nguồn: Báo Lao Động

Khám phá miền Tây qua món ăn ngon

Về chơi các tỉnh Tây Nam Bộ, bạn sẽ không thể nào cưỡng lại sức quyến rũ của các món ăn nơi đây, vừa tươi ngon đậm đà mà giá lại rẻ, chỉ bằng một nửa so với thành phố. Mời bạn thưởng thức một số món ngon qua hình ảnh.

Bạn nhất định phải thưởng thức món lẩu cá kèo ăn kèm với bún. Một nồi cá kèo hơn 100.000 đồng sẽ có cả 15-20 con cá tươi ngon. Thật không có gì hợp hơn khi chấm cá kèo với vị mắm me đậm đà.
Ở thành phố, ngày càng nhiều quán lẩu mắm, lẩu cá kèo mọc lên. Tuy nhiên, để có được vị thanh thanh của món lẩu mắm ở Cà Mau, thật chẳng đơn giản. Đa số vị lẩu mắm ở Hà Nội đều bị ngang.
Vào bất cứ hàng quán nào ở vùng miệt vườn, các đĩa rau ăn kèm luôn đầy ăm ắp, chẳng bao giờ lo thiếu.
Bún mắm nhà hàng cũng không được ưa chuộng bằng hàng bún nhỏ ở chợ trên bến Ninh Kiều.
Món dọp hấp ở Cà Mau ăn vị vừa giống ngao, hao hao sò huyết.
Những buổi tối mát trời, còn gì ngon hơn ngồi ở quán bên bến Ninh Kiều (Cần Thơ) thưởng thức mực nướng, cá kèo nướng.
Ba khía là món ăn đặc sản của Cà Mau. Bạn có thể ăn cơm kèm với ba khía muối.
Cá khô sẽ là những món quà yêu thích dành cho các bà nội trợ.
Tới Cần Thơ, bạn đừng quên ghé qua phố Nguyễn Trãi thưởng thức món bánh cống nhé. Món ăn làm từ bột, đậu xanh và tôm có cách chế biến tương đối cầu kỳ, được cho vào một chiếc cống (giống cái muỗng) để rán chín. Bánh ăn kèm với các loại rau, nước mắm.
Chả cá cuốn lá chuối ở quán Sáu Đời.
Món nem cuốn ở quán Thanh Vân có các thức ăn kèm tương tự ở Nha Trang nhưng không ngọt quá.
Cá thòi lòi khô chấm mắm me thích hợp để nhâm nhi.
Thốt nốt ăn mát, thích hợp cho ngày hè.
Về miền Tây, nếu không có dịp đi miệt vườn hái trái, bạn có thể ra chợ mua về, vừa ngon vừa rẻ.